Ung thư phổi, sự thật đằng sau những cơn ho kéo dài
23/05/2025 15:36
Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư được phát hiện thường ở giai đoạn muộn và có tỷ lệ tử vong cao, đứng thứ hai sau ung thư gan tại Việt Nam. Có hai loại chính: ung thư phổi loại tế bào nhỏ và không phải loại tế bào nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là hút thuốc. Các triệu chứng chủ yếu bao gồm ho kéo dài, ho ra máu và khó thở.
Mục Lục
1. Ung thư phổi là bệnh gì ?
Ung thư phổi là một bệnh lý ác tính trong đó các tế bào bất thường trong phổi nhân lên một cách mất kiểm soát, dẫn đến hình thành một hay nhiều các khối ung thư. Quá trình này bắt đầu từ phổi, nơi bao gồm khí quản, phế quản gốc, các phế quản, tiểu phế quản... nhỏ hơn trong nhu mô phổi đến tận phế nang, nơi trao đổi oxy và carbon dioxide (CO2). Các tế bào ung thư có thể hình thành khối u ác, di căn đến các cơ quan, bộ phận khác của cơ thể.
Có hai loại chính của ung thư phổi:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ (Small cell lung cancer - SCLC): Đây là dạng ít phổ biến hơn, nhưng tiến triển nhanh và thường di căn nhanh chóng. Loại này thường gặp trên những người hút thuốc nhiều, lâu năm.
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ (Non-small cell lung cancer - NSCLC): Đây là dạng phổ biến nhất của ung thư phổi, chiếm khoảng 85% các trường hợp. NSCLC bao gồm: Ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy, và ung thư biểu mô tế bào lớn.
Ung thư phổi gặp cả trên nam và nữ giới. Mặc dù tỷ lệ mắc, tử vong do ung thư phổi có thể khác nhau giữa các giới và các nhóm dân cư khác nhau. Nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi là hút thuốc, bên cạnh đó còn có các yếu tố khác như tiếp xúc với hóa chất radon, amiăng, ô nhiễm không khí....
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư phổi ?
- Ho kéo dài: Ho không dứt và không rõ nguyên nhân.
- Khó thở: Cảm giác khó thở ngày càng tăng, kể cả khi không hoạt động nặng.
- Ho ra máu: Tình trạng ho kèm theo máu là một dấu hiệu cảnh báo sớm, quan trọng.
- Đau, tức ngực: Cảm giác đau tức hoặc khó chịu ở ngực, có thể không liên quan đến hoạt động thể lực chất.
Dấu hiệu của ung thư phổi giai đoạn muộn:
- Đau lưng và đau đầu: Các cơn đau có thể lan ra các khu vực khác do sự di căn lây lan của tế bào ung thư.
- Giảm cân: Sụt cân không giải thích được, thường là dấu hiệu chung của nhiều loại ung thư.
- Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi kéo dài mà không được cải thiện, hồi phục sau khi nghỉ ngơi.
- Đau xương: Đau xương, đặc biệt là ở vùng hông, lưng hoặc xương sườn, có thể là dấu hiệu của khối u tế bào ung thư đã di căn.
3. Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi ?
Hút thuốc lá: hiện nay, 90% bệnh nhân bị ung thư phổi bởi hút thuốc lá, 4% bệnh nhân do hít phải số lượng đáng kể khói thuốc hàng ngày.
Môi trường làm việc là yếu tố dễ gây ra bệnh ung thư phổi. Các tác nhân từ môi trường gây ung thư phổi như: khói bụi, những người làm việc trong môi trường luyện thép, niken, crom và khí than.
Tiếp xúc với tia phóng xạ: đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi. Bệnh nhân làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon.
4. Các phương pháp chuẩn đoán và điều trị ung thư phổi ?
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ung thư phổi
Khi nghi ngờ ung thư phổi, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bệnh nhân, tiền sử bệnh của gia đình và yêu cầu bệnh nhân:
- Khám tổng quát;
- Chụp X quang phổi;
- Chụp CT ngực;
- Xét nghiệm máu và mẫu đờm;
- Sinh thiết phổi;
- Nội soi phế quản;
- Hóa mô miễn dịch.
Nếu đã xác định là ung thư phổi, bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm khác để xác định tình trạng di căn.
Phương pháp điều trị ung thư phổi
Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp điều trị chính:
- Phẫu thuật ung thư phổi: Loại bỏ phần phổi chứa khối u.
- Xạ trị ung thư phổi: Sử dụng tia bức xạ để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Hóa trị ung thư phổi: Dùng thuốc hóa học để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Điều trị đích ung thư phổi: Dùng thuốc nhắm vào các đặc điểm cụ thể của tế bào ung thư.
- Điều trị miễn dịch ung thư phổi: Kích hoạt hệ miễn dịch để chống lại ung thư.
Phương pháp hỗ trợ:
- Châm cứu và massage: Giảm đau và cải thiện tinh thần.
- Yoga và ngồi thiền: Cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.
- Sử dụng thảo dược và tinh dầu: Hỗ trợ cải thiện chức năng hô hấp và giảm stress.
5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư phổi ?
- Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng
- Bỏ thuốc lá, tránh hết mức việc hút thuốc thụ động;
- Hạn chế hết mức sự tiếp xúc với các hóa chất độc hại, radon, các chất phóng xạ;
- Kiểm tra lượng radon trong nhà thường xuyên;
- Tập thể dục thường xuyên;
- Định kỳ kiểm tra sức khỏe mỗi năm;
- Ăn nhiều trái cây, rau quả;
