0 GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!

Ung thư cổ tử cung - HPV là gì ?

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phụ khoa phổ biến và nguy hiểm nhất ở phụ nữ, chủ yếu xuất phát từ nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus) nguy cơ cao. Điều đáng nói là bệnh có thể diễn tiến âm thầm trong nhiều năm mà không gây triệu chứng rõ ràng, khiến nhiều phụ nữ phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn

1. Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào tại cổ tử cung – phần thấp nhất của tử cung nối với âm đạo – phát triển bất thường và không kiểm soát. Phần lớn các trường hợp có liên quan đến virus HPV, đặc biệt là tuýp 16 và 18 – hai chủng có nguy cơ gây ung thư cao nhất.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Thống kê của WHO cho thấy, khoảng 99.7% trường hợp ung thư CTC đều có sự hiện diện của virus HPV (Human Papilloma Virus). Do đó, virus HPV được coi là yếu tố nguy cơ cao nhất dẫn đến việc mắc bệnh lý này ở nữ giới.

  • Nhiễm HPV nguy cơ cao (nhất là tuýp 16, 18) : Virus HPV là loại virus có hơn 100 týp với khoảng 15 týp được xếp vào nhóm nguy cơ cao dẫn đến khối u ác tính cổ tử cung, phổ biến nhất là các týp 16 và 18 (nguyên nhân của hơn 70% trường hợp mắc bệnh ở nữ giới), tiếp đến là týp 31 và 45.
    Virus HPV chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục, một số ít trường hợp người bệnh không quan hệ tình dục, chỉ tiếp xúc ngoài da nhưng vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm. Hầu hết các trường hợp lây nhiễm virus HPV không có triệu chứng cụ thể, người bệnh có thể tự khỏi sau vài tháng mà không cần điều trị.

  • Quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình.

  • Hút thuốc lá – làm suy yếu miễn dịch tại vùng cổ tử cung.

  • Suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch).

  • Sinh con quá sớm hoặc sinh nhiều lần.

3. Phân loại ung thư cổ tử cung

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy (chiếm ~80%): Là dạng ung thư bắt đầu từ các tế bào mỏng, phẳng lót phần ngoài của cổ tử cung. Theo thống kê, đây là dạng ung thư cổ tử cung phổ biến nhất, khoảng 80 – 85% tổng số các trường hợp, xuất hiện do nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV)..

  • Ung thư biểu mô tuyến: Phát triển từ tuyến cổ tử cung. chiếm khoảng 10 – 20% tổng số các trường hợp mắc bệnh.

  • Loại hỗn hợp hoặc hiếm gặp: Các dạng ung thư cổ tử cung khác như ung thư biểu mô tế bào nhỏ, ung thư mô liên kết – tuyến, ung thư biểu mô tuyến – tế bào gai, ung thư lympho, ung thư hắc tố… thường không có sự liên quan đến virus gây u nhú HPV, xác suất ít gặp hơn nhưng lại không thể phòng ngừa được như ung thư biểu mô tế bào gai

4. Dấu hiệu nhận biết sớm

Trong giai đoạn đầu, bệnh hầu như không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi tiến triển, có thể gặp:

  • Đau rát vùng chậu hoặc đau khi quan hệ tình dục;
  • Chảy máu âm đạo bất thường, nhất là sau khi quan hệ tình dục, giữa các kỳ kinh nguyệt, sau mãn kinh hoặc sau khi khám phụ khoa;
  • Dịch tiết âm đạo bất thường, có thể tiết nhiều hơn, có màu xám đục và có mùi hôi

  • Khó chịu khi đi tiểu, tiểu nhiều lần;
  • Đi tiểu, đi ngoài ra máu (dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung xâm lấn bàng quang, trực tràng);
  • Kinh nguyệt thất thường, kéo dài;
  • Sút cân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân.

5. Các giai đoạn phát triển bệnh

  • Giai đoạn 0: Giai đoạn này chưa có tế bào ung thư ở cổ tử cung, bắt đầu xuất hiện các tế bào bất thường và có thể phát triển thành tế bào ung thư trong tương lai. Do đó, giai đoạn này được gọi là tiền ung thư hoặc ung thư biểu mô tại chỗ.
  • Giai đoạn I: Ung thư chỉ mới xảy ra ở bên trong cổ tử cung.
  • Giai đoạn II: Ung thư đã bắt đầu lan ra bên ngoài cổ tử cung, xâm lấn vào các mô xung quanh nhưng chưa đến các mô lót trong khung chậu hoặc phần dưới của âm đạo.
  • Giai đoạn III: Các tế bào ung thư đã xâm lấn vào phần dưới của âm đạo và các mô lót trong khung chậu.
  • Giai đoạn IV: Ung thư di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, như: ruột, bàng quang, phổi…

6. Biến chứng nguy hiểm

  • Mất khả năng sinh sản : Các khối u xâm lấn và tác động đến cổ tử cung – nơi tinh trùng và trứng gặp nhau. Trong một số trường hợp, để điều trị dứt điểm bệnh, đảm bảo tính mạng người bệnh đòi hỏi phải cắt toàn bộ tử cung và buồng trứng, điều này đồng nghĩa với việc phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ. Thêm vào đó, việc cắt buồng trứng có thể khiến quá trình mãn kinh diễn ra sớm hơn.

  • Ảnh hưởng tâm sinh lý: Bệnh gây rối loạn cảm xúc, nhiều trường hợp người bệnh bị trầm cảm, tan vỡ hạnh phúc gia đình.
  • Chảy máu bất thường: Trường hợp các khối u xâm lấn vào âm đạo, hoặc di căn đến ruột, bàng quang có thể gây chảy máu, người bệnh đi tiểu có lẫn máu.
  • Suy thận: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các khối u có thể chen vào niệu quản, làm tắc dòng nước tiểu ra khỏi thận. Khi nước tiểu tích tụ lâu ngày sẽ khiến thận sưng lên, nguy cơ gây sẹo thận và suy giảm chức năng thận.
  • Di căn xa (gan, phổi, xương).

  • Rối loạn tiểu tiện, tiêu hóa.

  • Nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn.

7.Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung?

  • Có nhiều bạn tình: Số lượng bạn tình càng nhiều, nhất là mỗi bạn tình đó lại có nhiều bạn tình khác thì khả năng mắc ung thư do HPV ở nữ giới càng cao.
  • Quan hệ tình dục sớm: Việc bắt đầu quan hệ tình dục ở độ tuổi càng sớm càng tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Mang thai quá sớm hoặc mang thai nhiều lần: Việc mang thai và sinh nở khi còn quá trẻ – cơ quan sinh dục chưa phát triển hoàn thiện (trước 17 tuổi) làm tăng nguy cơ gây tổn thương cơ quan sinh sản, đặc biệt là cổ tử cung. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, phụ nữ mang thai nhiều lần (≥ 4 lần) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác: Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác như chlamydia, giang mai, HIV/AIDS… làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV – nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng đối với việc tiêu diệt các tế bào ung thư, do đó nếu hệ miễn dịch suy yếu sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV.
  • Hút thuốc lá: Trong thuốc lá chứa chất nicotine – một chất làm suy yếu hệ miễn dịch, gây mất cân bằng ở các gen sinh ung thư.

8. Phương pháp tầm soát

  • Xét nghiệm HPV DNA: Phát hiện virus gây ung thư.

  • Pap smear: Phát hiện tế bào tiền ung thư.

  • Sinh thiết cổ tử cung: Khi phát hiện bất thường.

???? Để hỗ trợ người dân dễ dàng tầm soát tại nhà, Uniplus giới thiệu sản phẩm que test nhanh phát hiện kháng nguyên HPV L1/E7 – Accufast. Đây là giải pháp giúp phát hiện sớm các chủng HPV nguy cơ cao chỉ sau 15 phút, đơn giản – nhanh chóng – chính xác.


9. Phòng ngừa hiệu quả

  • Tiêm vắc xin HPV: Nên tiêm từ 9–26 tuổi.

  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

  • Tầm soát định kỳ (ít nhất mỗi 1–3 năm).

  • Sử dụng que test HPV nhanh tại nhà như một biện pháp hỗ trợ chủ động phát hiện nguy cơ.


 

Ung thư cổ tử cung - HPV là gì ?
Bình luận
Viết bình luận