Mụn nhọt và cách chăm sóc mụn tại nhà
15/05/2025 17:38
Nhọt thường xuất hiện trên mặt, ở những vùng da hay tiết dầu như mặt, nách, bẹn, ... gây đau sưng. Nhọt thường không kéo dài, đối với nhọt nhỏ có thể tự hết, tuy nhiên nếu không chăm sóc cẩn thận, một số trường hợp nhọt phát triển thành cụm gây các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu
Mục Lục
1. Mụn nhọt là gì ?
- Mụn nhọt (mụt nhọt) là khối u nhỏ trên bề mặt da, có thể viêm hoặc đổi màu. Mụn này có thể lây lan và phát triển mạnh, xuất hiện phổ biến nhất trên mặt, ngực, vai và lưng trên. Nếu mụn trứng cá được xem là bệnh, mụn nhọt lại là triệu chứng của mụn trứng cá.
2. Nguyên nhân nổi mụn nhọt ?
- Do vi khuẩn staphylococcus aureus: đây là tác nhân chính gây mụn nhọt. Ngoài ra, các loại vi khuẩn hoặc nấm khác trên bề mặt da cũng có thể gây nổi mụn nhọt. Khi nang lông tổn thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển sâu hơn vào nang lông và mô bên dưới.
- Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức: mụt nhọt trên cơ thể nổi lên khi lỗ chân lông tắc nghẽn do bã nhờn và tế bào chết gây ra. Tuyến bã nhờn là tuyến ngoại tiết nằm trong lỗ chân lông, thường tiết ra chất giống sáp hoặc dầu (bã nhờn) để cấp ẩm cho da và tóc. Thông thường, trên bề mặt da, các tuyến sẽ sản xuất bã nhờn bên trong lỗ chân lông, tế bào da mới tiếp tục phát triển và lớp da cũ bên ngoài sẽ dần bong ra (tế bào da chết). Tuy nhiên, đôi khi tế bào da chết này không loại bỏ ra khỏi da mà còn trong lỗ chân lông và dính lại với nhau bởi bã nhờn dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông. Tình trạng tuyến bã nhờn hoạt động quá mức thường xảy ra ở tuổi dậy thì nên lỗ chân lông dễ tắc nghẽn và mọc nhọt.
- Thay đổi nội tiết tố: hormone thay đổi có thể khiến cơ thể tăng sản xuất bã nhờn, bít tắc nang lông và dẫn đến bị nhọt. Tình trạng này thường xuất hiện ở tuổi dậy thì hoặc thời kỳ mang thai.
- Hệ miễn dịch suy yếu: người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ dễ nhiễm trùng, nổi nhọt hơn. Một số bệnh và thuốc nhất định có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da.
- Vệ sinh kém: việc vệ sinh da không đảm bảo cũng khiến lỗ chân lông dễ bít tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và lan rộng, hình thành mụt nhọt.
- Bệnh: người bệnh tiểu đường có thể khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng hơn, bao gồm cả nhiễm trùng do vi khuẩn ở da. Ngoài ra, người mắc bệnh về da có hàng rào bảo vệ kém cũng dễ bị nổi mụn nhọt hơn.
- Nguyên nhân khác: đôi khi mụt nhọt xuất hiện do keratin – loại protein tạo nên tóc, da và móng hình thành bất thường.
3. Dấu hiệu bị nhọt ?
3.1. Dấu hiệu ban đầu
Ban đầu bị mụt nhọt xuất hiện dưới dạng mô mềm, màu đỏ hồng và sưng trên bề mặt da. Theo thời gian, mụn nhọt gây đau, sưng to như u nang chứa đầy dịch mủ. Mức độ đau ngày càng nghiêm trọng hơn khi mụn chứa đầy mủ và mô chết. Người bệnh sẽ thấy đỡ đau dần đi khi vết loét chảy dịch.
Các triệu chứng mụt nhọt, gồm:
- Xuất hiện cục u sờ nóng và đau ở da.
- Giữa cục u có mủ trắng hoặc vàng.
- Lan sang vùng da khác hoặc kết hợp với vết nhọt khác.
- Mụn nhọt sưng to nhanh.
- Rỉ nước, rỉ dịch hoặc đóng vảy.
3.2. Triệu chứng kèm theo
- Mệt mỏi.
- Sốt.
- Cảm giác khó chịu.
- Ngứa da trước khi phát triển thành mụn nhọt.
- Đỏ da quanh vết loét.
4. Đối tượng dễ nổi nhọt ?
4.1. Đối tượng dễ bị nổi mụn nhọt
Đối tượng dễ bị mụn nhọt, gồm:
- Người bệnh tiểu đường, người suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì, người mắc bệnh nhiễm trùng kéo dài, người bệnh ung thư – người có hệ thống miễn dịch yếu và khó kháng lại bệnh nhiễm trùng.
- Người cao tuổi.
- Người có vết thương hở thường nổi mụn nhọt nhiễm trùng do vi khuẩn dễ xâm nhập.
- Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại làm kích ứng da nghiêm trọng.
- Người sống trong khu dân cư đông đúc, có điều kiện vệ sinh không tốt.
4.2. Yếu tố tăng khả năng bị nhọt
- Người bệnh tiểu đường hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu.
- Người có bệnh nhiễm trùng da khác.
- Tiếp xúc gần với người áp xe da hoặc mụn nhọt.
- Có vết thương trên da như: trầy xước, vết cắt hoặc vết côn trùng cắn.
- Đang dùng thuốc tiêm tĩnh mạch.
5. Cách chăm sóc nhọt tại nhà ?
Khi bị mụn nhọt ở giai đoạn đầu với những dấu hiệu nhẹ như chỉ xuất hiện sưng, nóng, đỏ vùng tổn thương chứ chưa lan ra toàn thân, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên.
6. Dấu hiệu nhọt cần đến viện ?
Người bệnh cần đến gặp bác sĩ khi nhọt nổi nhiều, tăng kích thước, đổi màu và gây đau để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều này giúp người bệnh tìm ra nguyên nhân hình thành mụn, kiểm soát tốc độ phát triển mụn và đặc biệt ngừa biến chứng như sẹo, thâm sau viêm.
7. Cách phòng ngừa Nhọt
