• Việt Nam
  • English
0 GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!

Danh mục sản phẩm

Viêm Đại Tràng

1. Đại Tràng là gì ? 

Đại Tràng  được chia ra hai đoạn, với chức năng tiêu hóa riêng biệt: bên phải, bên trái.

  • Đại tràng phải: lưu giữ thức ăn tạo điều kiện cho sự tái hấp thu được triệt để.

  • Khi dưỡng chất từ ruột non đi vào manh tràng, 98% lượng nước được hấp thu cùng với các chất điện giải, các chất hòa tan. Một lượng lớn tinh bột và chủ yếu là cellulose chưa được tiêu hóa, nhờ các vi khuẩn ưa acid dùng men cellulase phân hủy cellulose bằng hiện tượng lên men chuyển ra glucose để hấp thu.

  • Khi đến đại tràng trái: hầu như mọi thành phần của thức ăn đã được tiêu hóa, còn lại chất bã trong đó có một số sợi cơ chưa tiêu hết, mucoprotein từ thành ruột tiết ra sẽ được các vi khuẩn phân hủy gây ra hiện tượng thối rữa và cuối cùng hình thành phân để xuống đại tràng sigma, từng đợt rơi vào trực tràng để gây phản xạ buồn đại tiện.

Bên cạnh đó, đại tràng cũng là nơi phát sinh là nhiều bệnh vì đại tràng là nơi hình thành và đào thải phân nên rất thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển và gây bệnh.

Viêm đại tràng là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau, nhẹ thì niêm mạc kém bền vững và dễ chảy máu, nặng thì xuất hiện các vết loét, sung huyết và xuất huyết, thậm chí có thể có những ổ áp-xe nhỏ.

Viêm đại tràng cấp dễ biến chứng thành giãn đại tràng, thủng đại tràng, ung thư đại tràng…Nếu người bệnh không điều trị sớm sẽ làm lớp niêm mạc đại tràng ngày càng tổn thương, lâu dần biến chứng thành viêm đại tràng mãn tình,  ác tính và nhiều căn bệnh khác nguy hiểm, khó điều trị.

2. Nguyên nhân bệnh Viêm đại tràng: 

Nguyên nhân viêm đại tràng cấp tính:

  • Viêm đại tràng cấp do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn

  • Do không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh

    • Ký sinh trùng hay gặp nhất là lỵ amip, ngoài ra còn có giun đũa, giun tóc, giun kim

    • Vi khuẩn: lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao

    • Siêu vi thường gặp là Rotavirus, chủ yếu ở trẻ em

    • Nấm, đặc biệt là nấm Candida

  • Viêm loét đại-trực tràng có thể do bệnh tự miễn

  • Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến sinh hoạt hằng ngày: căng thẳng, táo bón kéo dài, khó tiêu, dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột, ...

Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính

Được chia thành 2 nhóm là viêm đại tràng mãn có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân.

  • Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân: xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc nhưng không được điều trị dứt điểm.

  • Bệnh viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân, thường là viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.

3. Triệu chứng bệnh Viêm đại tràng

Triệu chứng viêm đại tràng cấp

Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có các biểu hiện tương ứng:

  • Viêm đại tràng cấp tính do lỵ amip: đau bụng quặn từng cơn, buồn đại tiện liên tục, nhưng mỗi lần đi tiêu chỉ có một ít phân, có máu và chất nhầy kèm theo phân.

  • Viêm đại tràng cấp do lỵ trực khuẩn: sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu, trong một ngày đêm đi nhiều lần phân lẫn máu, phân có màu như máu cá. Đặc biệt, nếu do Shigella shiga, số lần đi tiêu không thể đếm được (phân chảy ra theo đường hậu môn, không thành khuôn), mất nước và chất điện giải nhiều rất dễ gây trụy tim mạch.

  • Viêm đại tràng cấp do các nguyên nhân khác: triệu chứng đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh.

Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính

Tùy theo các triệu chứng phối hợp với nhau mà chia ra các thể bệnh sau:

  • Thể tiêu lỏng và đau bụng: người bệnh thấy đau bụng từng lúc, buồn đại tiện, đi tiêu xong thì mới hết đau, mỗi ngày đi tiêu 3 - 4 lần, thường vào buổi sáng lúc ngủ dậy và sau khi ăn xong, ít đi vào buổi chiều, yên ổn về đêm.

Phân lần đầu có thể đặc nhưng không thành khuôn, những lần sau phân lỏng, nhầy, đa số trường hợp là phân nát hay phân sống.

Trước mỗi lần đi tiêu có đau bụng, thường đau dọc khung đại tràng nhưng thường ở hố chậu bên trái hoặc bên phải và sau khi đi tiêu được thì hết đau bụng và dễ chịu.

  • Thể táo bón và đau bụng: người bệnh bị táo bón, phân khô, ít và cứng, đau bụng, thường gặp ở người lớn tuổi và nữ giới.

  • Thể táo bón và tiêu lỏng xen kẽ nhau từng đợt: từng đợt táo bón tiếp với một đợt tiêu lỏng, diễn biến nhiều năm nhưng thể trạng người bệnh cũng như sinh hoạt vẫn bình thường, bụng thường đầy hơi.

4. TẠI SAO NIÊM MẠC ĐẠI TRÀNG KHÓ PHỤC HỒI?

Đại tràng là đoạn cuối của ống tiêu hoá 

 

  • Phân đã thành khuôn cứng khi đi qua vùng ruột mà mô bị tổn thương sẽ không có dịch lót ở bề mặt dẫn tới phân tiếp xúc trực tiếp với vết viêm loét làm tăng khả năng trầy xước. Do vậy vị trí viêm loét không thể tự chữa lành được.
  • Tập trung lượng vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại cũng như nấm men .Làm tăng nhiễm trùng, viêm do vi khuẩn có hại và nấm men tấn công vùng mô niêm mạc tổn thương.
  • Tế bào biểu mô đại tràng rất khó phục hồi 
  • Bifidobacterium khó nuôi cấy
  • Chủng men này tập trung ở đại tràng rất khó nuôi cấy, bảo quản cũng như phát huy được tác dụng sau khi xuống đến đại tràng
  • Do dinh dưỡng ở đại tràng để nuôi tế bào biểu mô là rất hạn chế, nên phát triển đủ để phủ lại được bề mặt niêm mạc tổn thương cần thời gian rất dài

5. Làm sao để ngăn ngừa biến chứng viêm đại tràng

Viêm đại tràng mãn tính là bệnh đã chuyển sang giai đoạn rất khó điều trị, cần sự kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh. Trong liệu trình điều trị, qua các xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định tình trạng tổn thương của đại tràng và từ đó sẽ sử dụng thuốc ngăn ngừa biến chứng. Trên thị trường cũng có nhiều loại thuốc, thực phẩm dinh dưỡng ngăn ngừa biến chứng Viêm đại tràng mãn tính, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính cần đảm bảo chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học:

Chế độ sinh hoạt

Nếu tính chất công việc quá căng thẳng, bạn có thể điều hòa tâm trạng bằng cách tập thể dục hoặc áp dụng kỹ thuật thư giãn.

Cần luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe cơ thể, sức đề kháng để phục hồi bệnh tốt hơn, tránh các tác nhân gây bệnh, ngoài ra còn có tác dụng cải thiện tâm trạng cho bệnh nhân rất tốt. Các môn thể dục thể thao được khuyên chọn cho bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính gồm: đi dạo, bơi lội, nhảy múa, leo cầu thang, yoga, đạp xe...

Chế độ dinh dưỡng

Các loại thực phẩm được khuyên dùng là: Gạo, khoai tây, thịt nạc, sữa không có lactose, cá, các loại rau xanh, hoa quả...

Các loại thực phẩm cần hạn chế là đồ xào rán, thực phẩm khó tiêu hóa như trứng, sữa, thịt mỡ, hành sống... và các chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có ga,...

Đồng thời tránh ăn các thực phẩm có thể khiến vi khuẩn, nấm,... xâm nhập gây hại như thức ăn sống, gỏi, rau sống, tiết canh,...

Bổ sung các sản phẩm chứa chất xơ và các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa 

Bình luận
Viết bình luận