• Việt Nam
  • English
0 GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!

Danh mục sản phẩm

Vai trò của DHA đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

1. Vai trò của DHA

DHA là một acid béo thuộc nhóm acid béo Omega-3  (acid béo không no có 22 carbon, 6 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí carbon số 3) rất cần thiết cho sự phát triển trí não, thị giác, tăng khả năng miễn dịch của con người.

Tất cả những acid béo không no này dù rất cần thiết cơ thể, nhưng chúng ta không có khả năng tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ nguồn thực phẩm bên ngoài.

2. DHA có tác dụng gì cho trẻ?

2.1 Sự phát triển thị giác

Trong giai đoạn mang thai và những năm đầu đời của trẻ, DHA tích lũy trong võng mạc - trung tâm tổng chỉ huy khả năng nhìn của mắt. Vì thế, DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong võng mạc  và đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển thần kinh thị lực, giúp hoàn thiện chức năng nhìn ở trẻ.

2.2 Sự phát triển trí não

DHA cũng rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ vì acid béo này chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám giúp tạo ra trí thông minh. Vai trò DHA ở trẻ còn kích thích độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. Các bé bị thiếu DHA trong quá trình phát triển sẽ có chỉ số thông minh  (IQ) thấp hơn những bé được hấp thụ đủ. Có nghiên cứu cho thấy trẻ được bú sữa mẹ và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ DHA sẽ đạt chỉ số IQ cao, đồng thời tỷ lệ chậm phát triển hệ thần kinh giảm thấp.

2.3 Sự phát triển thể chất

DHA còn có liên hệ chặt chẽ với chu vi vòng đầu, cân nặng và chiều dài của trẻ sơ sinh. Bổ sung đầy đủ DHA cho thai nhi sẽ hỗ trợ các mạch máu phát triển tốt, có thể làm giảm tỷ lệ suy nhược sau khi sinh và bé sẽ nặng cân hơn. Ngay sau khi chào đời, trọng lượng não của em bé được chứng minh là tương đương với khoảng 70% trọng lượng não của người trưởng thành. Vì thế thai nhi trong tử cung đòi hỏi phải được cung cấp một lượng DHA lớn để đáp ứng với sự tăng trưởng của bộ não giai đoạn thai nghén và những tháng đầu đời.

2.4 Những lợi ích khác

Ngoài ra, vai trò DHA ở trẻ còn bao gồm tăng khả năng miễn dịch, từ đó giảm nguy cơ hình thành các phản ứng dị ứng. Ở trẻ lớn và người trưởng thành, DHA sẽ phát huy tác dụng giảm cholesterol toàn phần, triglyceride máu và LDL-cholesterol (cholesterol xấu) giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch cũng như bệnh nhồi máu cơ tim. Nhóm Acid béo omega-3 còn bảo vệ cơ thể chống lại đột quỵ và giảm viêm khớp.

3. Bổ sung DHA cho trẻ

3.1. Giai đoạn mang thai

Nhu cầu DHA của trẻ xuất hiện ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Vì vậy, chế độ ăn trước và trong khi mang thai rất quan trọng đối với khả năng dự trữ các acid béo không no cần thiết cho thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ bào thai cần nhiều dinh dưỡng cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu.

Thai phụ nên ăn nhiều các loại cá biển, hải sản và dầu thực vật - nguồn omega-3 thiên nhiên quan trọng giúp cung cấp DHA cho bào thai. Mẹ bầu cũng nên dùng thêm sữa bột với hàm lượng DHA khoảng 200mg/ngày để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thai nhi.

3.2. Giai đoạn sơ sinh

Cả trẻ sinh non và đủ tháng đều đòi hỏi phải hấp thụ đủ DHA vì các bé không có khả năng chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật, hay các thức ăn thay thế khác sang loại acid béo cần thiết này. Khi chào đời, sữa mẹ chính là nguồn DHA giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt. Đây là lý do tại sao việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và kéo dài tới 2 tuổi là rất quan trọng.

Thực tế sữa mẹ sẽ chứa DHA ở các nồng độ khác nhau, phụ thuộc vào lượng chất béo trong khẩu phần ăn của mẹ. Đối với các bé dưới 12 tháng tuổi, hàm lượng DHA tối ưu là 0,32% trong tổng axit béo, tương ứng 17mg/100kcal. Trẻ em từ t - 6 tuổi cần được bổ sung DHA với hàm lượng khoảng 75mg/ngày.

Trong trường hợp bé không được bú sữa mẹ thì phải lựa chọn các thực phẩm thay thế chứa đầy đủ các acid béo nói trên. Một số nhãn hiệu sữa bột lớn sẽ được bổ sung DHA ở dạng dầu tinh khiết có nguồn gốc từ tảo, chính thành phần dinh dưỡng này đã làm tăng mức giá của sữa.

3.3. Những năm đầu đời

Theo nghiên cứu, các bà mẹ ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, bổ sung quá ít hàm lượng DHA cho con so với mức khuyến cáo của WHO. Do đó, phụ huynh cần đa dạng khẩu phần ăn của trẻ, ưu tiên lựa chọn nhiều loại thực phẩm giàu DHA như:

  • Nội tạng động vật: Gan và mỡ cá;
  • Các loại cá biển: Cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá bơn, cá thu;
  • Trứng;
  • Sữa;
  • Các loại hạ

4. Lưu ý về viên uống DHA cho bé

Hiện nay, cá không phải là nguồn cung cấp DHA duy nhất, mà còn có những viên uống DHA cho bé chiết xuất từ thực vật. Ưu điểm của DHA nguồn gốc thực vật là:

  • Không chứa chất nhiễm độc đại dương như chì và thủy ngân làm tổn hại hệ thần kinh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  • Viên uống DHA cho bé nguồn gốc từ thực vật được bào chế dưới dạng nang mềm nhỏ, không mùi vị, nên rất dễ uống và hạn chế hiện tượng nôn ợ khi sử dụng.

Trả lời cho câu hỏi “Có nên cho trẻ uống DHA thường xuyên?”, các bác sĩ cho biết bổ sung DHA sớm và liên tục sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển của trẻ. Thế nhưng nhận quá nhiều DHA dẫn đến dư thừa cũng không tốt vì có nguy cơ gây tổn thương tế bào.

Như vậy, mặc dù vai trò DHA ở trẻ là giúp cải thiện sự phát triển não bộ, nhận thức và thần kinh thị giác, nhưng việc dùng thêm viên uống DHA cho bé chỉ cần thiết khi chế độ dinh dưỡng hiện tại không đủ các thực phẩm giàu DHA. Phụ huynh vẫn cần trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để tăng cường dưỡng chất cho trẻ từ nguồn thực phẩm tự nhiên và an toàn, đảm bảo sự phát triển toàn diện.

Bình luận
Viết bình luận